Ngày 12/03/2024 vừa qua, DNES đã tổ chức thành công sự kiện kết nối mạng lưới các chuyên gia hỗ trợ cho các startups thuộc chương trình ươm tạo tương tác FINC+. Buổi gặp mặt đã diễn ra thành công tốt đẹp nhờ vào các luồng ý kiến trao đổi, đóng góp mang tính xây dựng cho chương trình FINC+ nói riêng và DNES nói chung.
Trong buổi họp, Chú Võ Duy Khương, chủ tịch của DNES, đã có những phát biểu về lý do xây dựng và phát triển của chương trình FINC+, cũng như tầm quan trọng của mạng lưới chuyên gia trong việc nâng cao chất lượng cố vấn đào tạo và hỗ trợ startup.
Chị Đoàn Thị Xuân Trang – Phó Giám đốc, Quản lý chương trình ươm tạo FINC+, đã chia sẻ về chi tiết nền tảng ươm tạo tương tác FINC+ và các chính sách thu hút các chuyên gia tham gia đồng hành cùng dự án khởi nghiệp.
Đồng thời, Anh Lê Quốc Tiến, giám đốc công ty Cổ phần Công nghệ TEKUP – đối tác công nghệ của FINC+, đã demo về việc sử dụng nền tảng FINC+.
Các chuyên gia đã cùng nhau thảo luận và trải nghiệm nền tảng online FINC+ và cung cấp những góp ý quý báu cho nền tảng mới này. Dưới đây là những điểm nổi bật mà buổi kết nối đã tập trung vào:
Nội dung của chương trình FINC+
Điều chỉnh lộ trình chương trình phù hợp với startup trong giai đoạn sớm, tích hợp thư viện bài học và các case studies (thất bại và thành công) của doanh nghiệp. Hơn nữa, cung cấp tính năng chia sẻ thông tin về các dự án đến các đối tượng liên quan như các chuyên gia, nhà đầu tư và những người quan tâm khác, nhằm thu nhận đánh giá và góp ý xây dựng.
Mạng lưới kết nối
Tập trung vào việc đào tạo đội ngũ mentors chất lượng để thu hút sự tham gia của các startups. DNES cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các buổi gặp gỡ offline, mở rộng mạng lưới và tạo ra một môi trường tích cực cho việc tổ chức các hoạt động và sự kiện, giúp các chuyên gia và startup có thêm cơ hội tiếp xúc, truyền lửa và chia sẻ kinh nghiệm.
Kích thích tinh thần khởi nghiệp
Mở rộng quy mô tiếp cận chương trình không giới hạn người tham gia nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng startup và sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo ở các trường đại học/cao đẳng.
DNES chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả các chuyên gia và thành viên tham gia đã đóng góp vào sự thành công của buổi gặp mặt này. Hy vọng chương trình ươm tạo tương tác FINC+ sẽ chứng kiến nhiều case studies phát triển vượt bậc nhờ sự hỗ trợ từ mạng lưới chuyên gia của FINC+ trong tương lai.
Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi gặp mặt vừa qua:
Hiện tại chương trình ươm tạo tương tác FINC+ đã chính thức ra mắt, nếu bạn là nhà sáng lập của các dự án khởi ghiệp trong giai đoạn tiềm ươm tạo, hãy liên hệ với DNES để đồng hành cùng FINC+ trên chặng đường khởi nghiệp nhé!
Chiều ngày 18/8 Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng DNES có buổi tìm hiểu và kết nối tại Google for Startups. Tại đây chúng tôi được cung cấp thông tin chi tiết về các chương trình và dự án khởi nghiệp đang được Google for Startups Campus Hàn Quốc hỗ trợ, từ việc khởi đầu cho đến phát triển và mở rộng. Buổi giao lưu này không chỉ giúp chúng tôi tiếp cận với không gian làm việc sáng tạo, các công nghệ tiên tiến mà còn tạo điều kiện cho việc chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi những chiến lược khởi nghiệp hiệu quả.
Google for Startups Campus
Google For Startups Campus được biết đến là một không gian đặc biệt dành riêng cho cộng đồng khởi nghiệp, nơi mà các doanh nghiệp mới có thể tương tác, học hỏi và phát triển. Tại đây các công ty khởi nghiệp công nghệ tận hưởng những điều tốt nhất mà Google cung cấp với các khóa đào tạo, cố vấn miễn phí từ những người có kinh nghiệm.
Hội thảo Bình đẳng giới trong khởi nghiệp
Tại Google for Startups Campus cũng diễn ra Hội thảo Bình đẳng giới trong khởi nghiệp. Tại đây, tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự bình đẳng giới trong cộng đồng khởi nghiệp được các diễn giả uy tín chia sẻ rất rõ ràng, và chi tiết về việc xây dựng môi trường khởi nghiệp thúc đẩy sự đa dạng và bình đẳng giới. Qua đó, đoàn được truyền cảm hứng từ những câu chuyện thành công và học hỏi những chiến lược thực tế để thúc đẩy sự bình đẳng trong cộng đồng khởi nghiệp.
Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng DNES Đoàn công tác Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng chụp ảnh lưu niệm tại Google For Startups Campus
Trong quá trình tham gia hoạt động, Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng DNES còn có buổi tham dự Triển lãm trí tuệ nhân tạo tại Hàn Quốc là một sân chơi hữu ích để các sinh viên, các nhà nghiên cứu của các trường Đại học tại Hàn Quốc, các chuyên gia trong lĩnh vực giới thiệu những thành tựu và cùng nhau thảo luận về những thách thức đang đặt ra. Đây cũng là cơ hội để Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng DNES và Đoàn công tác Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng nỗ lực hướng đến phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao thông, và quản lý đô thị,… tại thành phố Đà Nẵng trong tương lai.
Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng DNES đã có buổi tham dự triển lãm về trí tuệ nhân tạo tại Hàn Quốc do Bộ Khoa học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc tổ chức. Triển lãm năm nay diễn ra tại trung tâm hội nghị COEX ở phía nam Seoul, tập trung trình bày các thành tựu nổi bật trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo từ các trường Đại học hàng đầu tại Hàn Quốc.
Toàn cảnh buổi triển lãm
Đây không chỉ là một cơ hội để các trường đại học tại Hàn Quốc trình bày những nghiên cứu và dự án mới nhất của họ về trí tuệ nhân tạo, mà còn mở ra một môi trường giao lưu giữa các chuyên gia, nhà nghiên cứu, và sinh viên có chung niềm đam mê với lĩnh vực này. Từ những phương pháp tiên tiến đến ứng dụng thực tế của trí tuệ nhân tạo trong các ngành công nghiệp khác nhau, triển lãm này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về sự phát triển của ngành và tầm quan trọng của nó đối với sự tiến bộ của xã hội.
Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng DNES tham dự tại triển lãm
Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng DNES đã có những trải nghiệm và tiếp xúc với các ứng dụng tiên tiến của trí tuệ nhân tạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Triển lãm mang lại không gian tương tác giúp sinh viên tại các trường Đại học tại Hàn Quốc, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin chia sẻ kiến thức, trình bày các sản phẩm và dịch vụ mới, đồng thời tạo cơ hội hợp tác quốc tế.
Một số sản phẩm về trí tuệ nhân tạo trưng bày tại triển lãm
Không thể phủ nhận trí tuệ nhân tạo đã và đang có sự ảnh hưởng đáng kể đối với nhiều khía cạnh của cuộc sống. Triển lãm trí tuệ nhân tạo tại Hàn Quốc là một sân chơi hữu ích để các sinh viên, các nhà nghiên cứu của các trường Đại học tại Hàn Quốc, các chuyên gia trong lĩnh vực giới thiệu những thành tựu và cùng nhau thảo luận về những thách thức đang đặt ra. Đây cũng là cơ hội để Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng DNES nỗ lực hướng đến phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao thông, và quản lý đô thị,… tại thành phố Đà Nẵng trong tương lai.
Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng DNES cùng Đoàn công tác Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng chụp hình lưu niệm tại triển lãm
Ngày 16/8/2023, trong khuôn khổ chương trình Kết nối khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng, Việt Nam – Seoul, Hàn Quốc, Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng DNES do ông Nguyễn Văn Chương – Phó chủ tịch hội đồng thành viên cùng đoàn công tác Đà Nẵng có chuyến thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, Gangnam Global Village Center và Đại học Seoul Hàn Quốc nhằm kết nối hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác tại Hàn Quốc.
Đại biểu tham dự
Về phía Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc có đồng chí Nguyễn Việt Anh – Phó Đại sứ Việt Nam tại Hàn quốc và các cán bộ của Đại sứ quán.
Tham dự buổi làm việc, về phía đoàn công tác Đà Nẵng có bà Lê Thị Thục – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng; Ông Nguyễn Viết Toàn – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng; Ông Nguyễn Văn Chương – Phó chủ tịch Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng; Cùng thành viên đoàn công tác thành phố Đà Nẵng và các thành tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Đà Nẵng.
Cùng dự có Ông Nguyễn Quang Phước – Chủ tịch Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hàn Quốc. Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và hỗ trợ kết nối giữa cộng đồng doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, sáng tạo và các tổ chức ở Việt Nam với đối tác tại Hàn Quốc. Mạng lưới này đã đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo giữa hai quốc gia.
Bà Lê Thị Thục – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Đà Nẵng phát biểu tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, bà Lê Thị Thục – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Đà Nẵng đã có báo cáo về những định hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố, những kết quả đạt được và những tiềm năng thế mạnh của thành phố Đà Nẵng, đồng thời cảm ơn ngài Phó đại sứ và các cán bộ của Đại sứ quán đã dành thời gian đón tiếp Đoàn công tác của thành phố và hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động hợp tác phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Trong khuôn khổ buổi làm việc, Đoàn công tác thành phố Đà Nẵng đã giới thiệu Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Đà Nẵng, giới thiệu các doanh nghiệp và vườn ươm của thành phố Đà Nẵng và mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Đại sứ quán để giới thiệu về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố Đà Nẵng và hỗ trợ kết nối với các nhà đầu tư, các tập đoàn, các doanh nghiệp phía Hàn Quốc đầu tư vào Đà Nẵng; Hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp của Đà Nẵng với các đối tác ở Hàn Quốc.
Phiên trao đổi thảo luận
Thay mặt Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, Phó Đại sứ Nguyễn Việt Anh bày tỏ sự vui mừng trước những kết quả đạt được trong phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố Đà Nẵng. Đồng thời chia sẻ, trong thời gian tới Đại sứ quán sẽ tiếp tục quan tâm hỗ trợ kết nối các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hàn Quốc đến đầu tư, kinh doanh, phát triển tại Đà Nẵng và hợp tác với các đối tác tại Đà Nẵng. Đồng thời mong muốn thông qua chuyến công tác lần này sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác và thiết lập được Chương trình hợp tác cụ thể giữ hai bên trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Đoàn công tác thành phố Đà Nẵng chụp hình lưu niệm cùng Phó Đại sứ Nguyễn Việt Anh và các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc
Bên cạnh đó, chiều cùng ngày Đoàn công tác thành phố Đà Nẵng đến làm việc và nghe giới thiệu tổng quan về các hoạt động, cách vận hành tại Gangnam Global Village Center và Seoul National University. Đây là dịp để các thành tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có thể kết nối mạnh mẽ hơn nữa. Thông qua buổi làm việc này, đoàn công tác đã hiểu thêm về 2 đơn vị tham quan và có sự hợp tác, hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với đại diện Gangnam Global Village Center
Một số hình ảnh làm việc tại Đại học Seoul:
Đoàn công tác làm việc tại Đại học Seoul
Sự hợp tác giữa DNES, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, Gangnam Global Village Center và Đại học Seoul hứa hẹn mở ra một chương mới trong việc thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và giáo dục đại học, góp phần vào sự phát triển toàn diện và cùng chung tay xây dựng một tương lai tươi sáng.
Ký kết hợp tác giữa vườn Ươm DNES với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo tại Hàn Quốc (VINK), đầu mối văn phòng đại diện tại OASIS/ toà nhà Front-1
Trong khuôn khổ sự kiện, về phía Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, bà Đỗ Thị Bích Ngọc – Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và ông Phạm Viết Tuấn – Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc chúc mừng thành phố Đà Nẵng đã ra mắt Không gian đổi mới sáng tạo Đà Nẵng – Seoul và sẽ hỗ trợ thành phố Đà Nẵng trong các chương trình xúc tiến đầu tư nói chung cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, các tổ chức hỗ trợ, cơ sở ươm tạo, các nhà đầu tư của Đà Nẵng kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp tại Hàn Quốc. Cũng tại buổi lễ ông Park Kiwon – Giám đốc Trung tâm OASIS và ông Nguyễn Quang Phước – Chủ tịch Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hàn Quốc (VINK) đã chia sẻ về tầm quan trọng của việc tạo ra môi trường thuận lợi để kết nối, khám phá và phát triển những ý tưởng sáng tạo, đồng thời giới thiệu các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp dành cho người nước ngoài tại Hàn Quốc.
Ông Nguyễn Quang Phước – Chủ tịch Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hàn Quốc (VINK) phát biểu chào mừng
Chia sẻ tại lễ ra mắt, ông Nguyễn Quang Phước – Chủ tịch Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hàn Quốc (VINK) đặt kỳ vọng “Không gian đổi mới sáng tạo Đà Nẵng-Seoul” trở thành cầu nối để các doanh nghiệp Đà Nẵng dễ dàng mở rộng việc kinh doanh ra Hàn Quốc, hay các doanh nghiệp Hàn Quốc dễ dàng tiếp cận các thông tin và cơ hội đầu tư vào Đà Nẵng. Và “Không gian đổi mới sáng tạo Đà Nẵng-Seoul” cũng là 1 nơi để các doanh nghiệp Đà Nẵng và Hàn Quốc gặp gỡ trao đổi hợp tác. Ông Phước cho biết thêm, tại sự kiện Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hàn Quốc đã kết nối được một hệ thống bệnh viện Hàn Quốc mong muốn mở chi nhánh tại Đà Nẵng, Việt Nam.
Hợp tác phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giữa Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hàn Quốc và Vườn ươm doanh nghiệp DNES
Cùng dự có ông Nguyễn Văn Chương – Phó chủ tịch Hội đồng thành viên Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng và đại diện các quỹ đầu tư, các dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Không gian đổi mới sáng tạo Đà Nẵng – Seoul sẽ là nơi kết nối các ý tưởng sáng tạo, nơi gặp gỡ hợp tác giữa các đối tác của thành phố Đà Nẵng và Seoul, cung cấp nơi làm việc và cơ hội sử dụng các không gian làm việc chung, hội trường, phòng họp đầy đủ trang thiết bị văn phòng hiện đại cùng các tiện ích đẳng cấp quốc tế tại tòa nhà D.camp cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở ươm tạo, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, trường đại học và các thành tố khác của hệ sinh thái đến làm việc, gặp gỡ trao đổi với các đối tác tại Seoul.
Đoàn công tác Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng và phó chủ tịch Nguyễn Văn Chương chụp ảnh lưu niệm với đại diện các đơn vị tại Hàn Quốc
Ông Nguyễn Văn Chương (Phó chủ tịch DNES) phát biểu tại chương trình
Trong buổi phát biểu tại chương trình Ông Nguyễn Văn Chương chia sẽ về Xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam . Bao gồm những nội dung :
Kết quả bước đầu của chương trình ươm tạo khởi nghiệp FINC
Và các hoạt hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp bai gồm “Sự kiện, cuộc thi, diễn đàn về KNĐMST ; Ngày hội KNĐMST Đà Nẵng (Surf) ; Truyền thông, kết nối, đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực ; Hợp tác quốc tế về KNĐMST ; Thành lập Trung tâm Hỗ trợ KNĐMST TP ĐN và TT khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia tại Đà Nẵng “
Các hoạt động hỗ trợ thúc r khởi nghiệp của DNES
Chia sẽ những thách bao gồm ” Hạ tầng , vốn , con người , chính sách ” và giải pháp cho những thách thức đó là :
Về con người cần phát triển nguồn nhân lực khởi nghiệp (Ươm tạo , huấn luyện trong & ngoài trường Đại học và Cao
Về hạ tầng hạ tầng phục vụ ươm tạo + không gian làm việc tích hợp dịch vụ quy mô chuyển đổi số chương trình + vận hành
Về vốn thì vốn mồi từ quỹ đầu tư khởi nghiệp thành phố , chính sách khuyến khích sự tham gia của các tập đoàn lập quỹ đầu tư khởi nghiệp ĐMST , CLB nhà đầu tư thiên thần
Về chính sách ưu đãi thuế cho khởi nghiệp, vườn ươm, trung tâm ươm tạo thuộc viện, trường đại học/cao đẳng/ nhà đầu tư khi thoái vốn.
Với câu châm ngôn là ĐỘT PHÁ + LAN TỎA + NÂNG TẦM KHU VỰC
Không gian đổi mới sáng tạo Đà Nẵng – Seoul sẽ là nơi kết nối các ý tưởng sáng tạo, nơi gặp gỡ hợp tác giữa các đối tác của thành phố Đà Nẵng và Seoul, cung cấp nơi làm việc và cơ hội sử dụng các không gian làm việc chung, hội trường, phòng họp đầy đủ trang thiết bị văn phòng hiện đại cùng các tiện ích đẳng cấp quốc tế tại tòa nhà D.camp cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở ươm tạo, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, trường đại học và các thành tố khác của hệ sinh thái đến làm việc, gặp gỡ trao đổi với các đối tác tại Seoul. Với không gian hiện đại, vị trí thuận tiện, một hệ sinh thái hoàn chỉnh cùng mạng lưới hỗ trợ, liên kết chặt chẽ với hệ sinh thái tại Hàn Quốc, các doanh nghiệp khởi nghiệp Đà Nẵng sẽ có môi trường lý tưởng để thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển và kết nối tại Không gian đổi mới sáng tạo Đà Nẵng – Seoul.
Bên cạnh việc cung cấp không gian làm việc tối ưu, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các cơ sở ươm tạo và các đơn vị liên quan của Đà Nẵng khi đến với Không gian đổi mới sáng tạo Đà Nẵng – Seoul sẽ được hỗ trợ tiếp cận dễ dàng với các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp hàng đầu tại Hàn quốc như D.camp, OASIS cũng như các quỹ đầu tư, chuyên gia giàu kinh nghiệm, các nguồn lực tài chính, công nghệ, các chương trình đào tạo, hỗ trợ cấp visa khởi nghiệp cho người nước ngoài, hỗ trợ phát triển sản phẩm và mở rộng cơ hội kinh doanh thông qua mạng lưới của VINK tại Hàn quốc và thế giới.
Ra mắt văn phòng đại diện TT đổi mới sáng tạo Đà Nẵng tại Seoul, địa chỉ T3 toà nhà Front1 – trong không gian của tổ chức Nhập cư khởi nghiệp toàn cầu (OASIS)/ tổ chức Ngân hàng dành cho doanh nhân trẻ (D-CAMP) để gia tăng kết nối, hợp tác.
Nhằm mang đến một không gian kết nối và chia sẻ ý tưởng sáng tạo độc đáo. Ngày 17/8, trong khuôn khổ chương trình kết nối khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng, Việt Nam – Seoul, Hàn Quốc diễn ra Lễ ra mắt “ Không gian đổi mới sáng tạo Đà Nẵng – Seoul”.
Đoàn công tác Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng chụp ảnh lưu niệm với đại diện các đơn vị tại Hàn Quốc
Tham dự lễ ra mắt về phía Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc có bà Đỗ Thị Bích Ngọc – Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, trưởng phòng Khoa học và Công nghệ của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc; Ông Phạm Viết Tuấn – Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn quốc, trưởng phòng Đầu tư của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc. Về phía Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng có bà Lê Thị Thục – Phó giám đốc Sở; Ông Nguyễn Viết Toàn – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Ông Nguyễn Văn Chương (Phó chủ tịch của DNES)chụp ảnh lưu niệm với đại diện các đơn vị tại Hàn Quốc
Cùng dự có ông Ông Nguyễn Văn Chương – Phó chủ tịch Hội đồng thành viên Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng và đại diện các quỹ đầu tư, các dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Không gian đổi mới sáng tạo Đà Nẵng – Seoul sẽ là nơi kết nối các ý tưởng sáng tạo, nơi gặp gỡ hợp tác giữa các đối tác của thành phố Đà Nẵng và Seoul, cung cấp nơi làm việc và cơ hội sử dụng các không gian làm việc chung, hội trường, phòng họp đầy đủ trang thiết bị văn phòng hiện đại cùng các tiện ích đẳng cấp quốc tế tại tòa nhà D.camp cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở ươm tạo, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, trường đại học và các thành tố khác của hệ sinh thái đến làm việc, gặp gỡ trao đổi với các đối tác tại Seoul.
Không gian đổi mới sáng tạo D.Camp
Với không gian hiện đại, vị trí thuận tiện, một hệ sinh thái hoàn chỉnh cùng mạng lưới hỗ trợ, liên kết chặt chẽ với hệ sinh thái tại Hàn Quốc, các doanh nghiệp khởi nghiệp Đà Nẵng sẽ có môi trường lý tưởng để thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển và kết nối tại Không gian đổi mới sáng tạo Đà Nẵng – Seoul. Bên cạnh việc cung cấp không gian làm việc tối ưu, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các cơ sở ươm tạo và các đơn vị liên quan của Đà Nẵng khi đến với Không gian đổi mới sáng tạo Đà Nẵng – Seoul sẽ được hỗ trợ tiếp cận dễ dàng với các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp hàng đầu tại Hàn quốc như D.camp, OASIS cũng như các quỹ đầu tư, chuyên gia giàu kinh nghiệm, các nguồn lực tài chính, công nghệ, các chương trình đào tạo, hỗ trợ cấp visa khởi nghiệp cho người nước ngoài, hỗ trợ phát triển sản phẩm và mở rộng cơ hội kinh doanh thông qua mạng lưới của VINK tại Hàn quốc và thế giới. Một trong những điểm đáng chú ý tại sự kiện là giới thiệu D.camp một không gian đổi mới sáng tạo hàng đầu tại Seoul. D.camp không chỉ đơn thuần là một không gian làm việc, mà còn là một hệ sinh thái hoàn chỉnh, tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của các dự án khởi nghiệp.Với sự kết hợp giữa không gian làm việc hiện đại, cơ sở vật chất tiện nghi và môi trường sáng tạo, D.camp đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ.
Sự kiện còn giới thiệu về Chương trình Overall Assistance for Startup Immigration System (OASIS), một chương trình đào tạo và hỗ trợ khởi nghiệp dành cho người nước ngoài muốn khởi nghiệp và phát triển sản phẩm tại thị trường Hàn Quốc. Được bảo trợ bởi Bộ Tư pháp kết hợp cùng Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế nội địa, hỗ trợ việc làm và mở rộng cơ hội phát triển kinh doanh thông qua việc cấp visa khởi nghiệp cho các doanh nghiệp người nước ngoài dựa trên các sáng kiến về khoa học công nghệ.
DNES tham gia chia sẻ về mô hình hợp tác công tư tại Diễn đàn cấp cao “Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TECHFEST Quảng Nam 2023
Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng hay Công ty TNHH Đầu tư & Hỗ trợ khởi nghiệp Đà Nẵng (viết tắt là DNES) . Với hệ sinh thái khởi nghiệp thành phố còn non trẻ, các thành tố trong hệ sinh thái vẫn đang trong quá trình hình thành và phát triển. Việc góp vốn vào Công ty TNHH Đầu tư và Hỗ trợ khởi nghiệp Đà Nẵng được xem lời khẳng định mạnh mẽ của chính quyền thành phố với việc hỗ trợ, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển.
Phiên thảo luận hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương và những vấn đề đặt ra trong thực tiễn
Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam (TechFest Quang Nam 2023) là hoạt động thường niên của tỉnh có quy mô quốc gia và quốc tế, nhằm thực hiện các mục tiêu Đề án khởi nghiệp của Chính phủ, phát động phong trào khởi nghiệp sáng tạo tỉnh đến 2030; góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của Nhân dân về vai trò của khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.Trong khuôn khổ của Ngày hội Khởi nghiệp Quảng Nam năm nay có 17 tỉnh thành trên cả nước với nhiều hoạt động đáng chú ý như: “Diễn đàn cấp cao Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo dành cho lãnh đạo tỉnh, thành phố lần thứ 2 – Quảng Nam 2023”; Diễn đàn mở Mô hình hoạt động Hội Khởi nghiệp sáng tạo địa phương; Chương trình nghệ thuật chào mừng Ngày hội với Chủ đề: Khát vọng Quảng Nam; Hội thảo khoa học “Khởi nghiệp sáng tạo và liên kết doanh nghiệp – phát triển giáo dục nghề nghiệp trong tình hình mới”…
Ông Nguyễn Văn Chương – Phó chủ tịch vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng
Thông qua hoạt động này, DNES đã tham gia chia sẻ về mô hình hợp tác công tư tại Diễn đàn cấp cao “Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TECHFEST Quảng Nam 2023. Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng hay Công ty TNHH Đầu tư & Hỗ trợ khởi nghiệp Đà Nẵng (viết tắt là DNES) đã chia sẽ mô hình công tư lần đầu tiên trong cả nước, chính quyền thành phố đã hợp tác với các công ty tư nhân, nhà đầu tư thiên thần xây dựng một doanh nghiệp có tâm huyết, dành nhiều thời gian, công sức để tư vấn, hỗ trợ, đồng hành cùng cộng đồng khởi nghiệp trong suốt 05 năm qua. Sau 05 năm hoạt động,DNES đã góp phần quan trọng vào việc khởi tạo và định hình hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung, mô hình hợp tác công tư được các tổ chức quốc tế, các Đại sứ quán, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước tín nhiệm hợp tác. Trong phiên thảo luận tại Diễn đàn cấp cao phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quảng Nam 2023 nhiều nhà quản lý, lãnh đạo và doanh nghiệp đã mang đến những góc nhìn rất thực tế.
DNES là cánh tay đắc lực cho Hội đồng điều phối mạng lưới khởi nghiệp Đà Nẵng trong việc hiện thực hoá các định hướng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các kế hoạch, chương trình hoạt động khởi nghiệp của thành phố, là cầu nối đưa các chính sách của chính quyền thành phố đến cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp và phản hồi, tham mưu các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp như: Quyết định số 1219/QĐ-UBND ngày 06/3/2017 của UBND thành phố về Đề án “Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và đề xuất chủ trường quy hoạch xây dựng Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố.
Đã tổ chức hơn 500 chương trình, sự kiện về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, tiêu biểu là Hội nghị và Triển lãm khởi nghiệp SURF thường niên, trở thành dấu ấn “Thương hiệu khởi nghiệp” đối với cộng đồng khởi nghiệp, đầu tư tại Việt Nam, góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, đầu tư mạo hiểm. Hơn 60 dự án khởi nghiệp thuộc khuôn khổ chương trình ươm tạo FINC (ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ) đã trực tiếp tạo ra hơn 500 công việc cho các bạn trẻ khởi nghiệp. Đã kết nối đầu tư được hơn 1,5 triệu USD từ các Quỹ đầu tư cho các startup; tiêu biểu gồm Datbike 500 ngàn đô Hustle Fund, Cashbag 500 ngàn đô từ Do Ventures, Hekate 300 ngàn đô từ nhiều nhà đầu tư thiên thần.
Không gian làm việc chung DNC đã hỗ trợ cho 500 cá nhân và 300 đơn vị doanh nghiệp sử dụng dịch vụ và kết nối trong cộng đồng với giá cả hỗ trợ, ưu đãi.
Dự án đào tạo Digital 4.0 hỗ trợ cho hơn 2000 doanh nghiệp với 50.000 lượt học viên được học tập các kỹ năng số, kỹ năng mềm và kỹ năng kinh doanh. Dự án Google Developer Group MienTrung tổ chức đào tạo cho hơn 10.000 học viên là sinh viên công nghệ thông tin, lập trình viên.
Thành lập Quỹ đầu tư thiên thần Cá chuồn – Flying Fish Investment FFI bước đầu đã hỗ trợ, đầu tư vào một số dự án khởi nghiệp được ươm tạo từ DNES.
Kết nối với các trường Đại học – Cao đẳng, Viện nghiên cứu, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp để xây dựng mạng lưới mentor, hỗ trợ chuyên gia – diễn giả, giám khảo, địa điểm cho các cuộc thi, chương trình khởi nghiệp, các lớp huấn luyện kỹ năng.
Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh đánh giá cao những đóng góp của DNES cho hệ sinh thái khởi nghiệp thành phố – tại buổi lễ kỷ niệm 05 năm thành lập DNES
Với những kết quả đáng ghi nhận trong thời gian qua, tầm nhìn của DNES là Vườn ươm doanh nghiệp hợp tác công tư hoạt động theo định hướng bền vững, định vị được thương hiệu DNES trên bản đồ khởi nghiệp quốc gia và quốc tế. UBND thành phố đánh giá cao những đóng góp của DNES cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố, trong đó phải kể đến sự đóng góp của các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào Công ty DNES.
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Văn Chương – Phó Chủ tịch Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) khẳng định, Đà Nẵng là địa phương duy nhất có mô hình vườn ươm doanh nghiệp theo phương thức hợp tác công tư đầu tiên và duy nhất hiện tại Việt Nam. Nhiều năm qua, đã có rất nhiều các đoàn từ các tỉnh đến thăm mô hình điểm để áp dụng tại địa phương của mình.
“Kinh nghiệm của DNES ban đầu là thành lập hội đồng Mạng lưới điều phối khởi nghiệp của thành phố tập hợp của tất cả các startup, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các sở, ban ngành. Trên cơ sở đó có một chiến lược chung để định hướng và dẫn dắt khởi nghiệp của địa phương đi đúng hướng”, ông Văn Chương chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Chương – Phó chủ tịch vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng
Theo ông Chương, cần tận dụng đặc thù là thành phố biển có những điều kiện tự nhiên hấp dẫn để du khách tìm đến, quảng bá hình ảnh của một chính quyền thân thiện, cởi mở. Thông qua đó thu hút được nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước và có các chương trình hỗ trợ.
Thành phố tạo được đội ngũ nhân sự chất lượng cao ,được đào tạo từ nước ngoài phục vụ khởi nghiệp, tranh thủ được nguồn ngân sách để tổ chức nhiều chương trình kích cầu. Theo ông Chương, cuối cùng mục đích hướng tới là có bao nhiêu doanh nghiệp được tạo ra? Bao nhiêu công ăn việc làm? Nộp bao nhiêu thuế?
Hiện nay, một số cơ chế, chính sách tài chính, đầu tư của Nhà nước về khởi nghiệp chưa đầy đủ và đồng bộ, việc Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng (sử dụng vốn có nguồn gốc từ ngân sách) góp vốn vào DNES vừa là vốn mồi, vừa là động lực, tạo điều kiện cho Công ty phát triển trong thời gian đầu và đi vào hoạt động ổn định, cũng là một trở lực khi Công ty chưa thể thực hiện được đầu tư khởi nghiệp theo cơ chế thị trường. Theo đó, DNES đã có kiến nghị UBND thành phố thoái phần lớn vốn góp của Quỹ, chỉ giữ lại một phần nhằm duy trì mô hình hợp tác công tư, giải pháp này sẽ giúp DNES linh hoạt, kịp thời hơn trong kinh doanh và đầu tư.
Giai đoạn 2021-2025, DNES định hướng là Vườn ươm doanh nghiệp hợp tác công tư hoạt động và phát triển theo hướng bền vững; thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Theo đó, nhiệm vụ chính là hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thông qua khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với các gói dịch vụ hỗ trợ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp gồm: ươm tạo; tư vấn và triển khai dự án; không gian làm việc chung; đào tạo và cung cấp dịch vụ doanh nghiệp; tổ chức sự kiện… Phấn đấu đưa thương hiệu DNES tạo được dấu ấn trên bản đồ khởi nghiệp quốc gia và quốc tế, góp phần vào chiến lược xây dựng Đà Nẵng là Thành phố Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo./.
Để FINC+ bật mí nhỏ một vài cái tên “ấn tượng” sẽ cùng FINC+ tham gia trên con đường khởi nghiệp nhiều chông gai này nhé.
3 Dự án khởi nghiệp – 3 doanh nghiệp đầy tiềm năng, họ đến từ 3 lĩnh vực khác nhau nhưng đều có 1 điểm chung họ là những doanh nghiệp có kinh nghiệm “lão làng” trong lĩnh vực đang theo đuổi.
Dự án FiveSS là ý tưởng của anh Sự, người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, nhận thấy tiềm năng của việc phát triển của ngành xây dựng qua sàn Thương mại điện tử, anh đã bắt tay vào khởi nghiệp ngay khi có ý tưởng.
Dự án Beans Community Hub đến từ anh Đức, chủ thương hiệu The Local Beans đã không còn xa lạ với những người thích coffee tại Đà Nẵng. Anh có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực F&B dù còn rất trẻ. Với mong muốn tạo ra 1 địa điểm mà những khách hàng đến từ nhiều nơi khác nhau có thể đến làm việc và giao lưu thuận tiện và linh hoạt nhất.
Và cuối cùng là dự án Xirô Tr’Đin của anh Hoàng, đem lại các ý nghĩa thiết thực với cộng đồng và xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh đó còn giúp cho những người mắc bệnh tiểu đường , thừa cân có thêm sự lựa chọn về 1 sản phẩm xanh lành mạnh để thay thế cho đường.
3 dự án với 3 độ tuổi, 3 lĩnh vực khác nhau. Nhưng họ có cùng niềm đam mê với mong muốn mang lại giá trị cho xã hội qua con đường khởi nghiệp. Thông qua dự án của họ giúp khách hàng giải quyết vấn đề và góp phần giúp cho cộng đồng ngày càng phát triển.
SHTP – Hỗ trợ phát triển các startup công nghệ mang thương hiệu Việt
Tọa lạc tại cửa ngõ Đông Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (SHTP) được thành lập vào tháng 8 năm 2006, là một trong ba Khu Công nghệ cao quốc gia do Chính phủ thành lập. Sau hơn 16 năm thành lập và phát triển, SHTP đã trở thành điểm đến đáng tin cậy về đầu tư công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam. Với mục tiêu hỗ trợ ươm tạo những doanh nghiệp Công nghệ mang thương hiệu Việt Nam, phát triển những sản phẩm do chính người Việt Nam nghiên cứu, vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao SHTP định vị doanh nghiệp như một trung tâm đổi mới sáng tạo kết nối mạnh mẽ các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp. Và để bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh nhất về hoạt động của SHTP, DNES xin gửi đến bạn câu chuyện của SHTP, cũng là câu chuyện hỗ trợ khởi nghiệp điển hình của tổ chức ươm tạo tại Việt Nam.
I. Giới thiệu chung về SHTP:
Được thành lập từ tháng 8 năm 2006, Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao hỗ trợ ươm tạo những doanh nghiệp công nghệ mang thương hiệu Việt Nam, sản phẩm từ chính chất xám của những con người Việt Nam; từ đó, góp phần phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh và từng bước mang lại những giá trị thực sự thông qua hoạt động ươm tạo những sản phẩm công nghệ. Trong suốt 16 năm hoạt động, Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao với nhiều thế hệ lãnh đạo luôn giữ vững một tinh thần truyền lửa và hỗ trợ các thế hệ khởi nghiệp Việt Nam qua hàng loạt những hoạt động thiết thực như: hỗ trợ cơ sở vật chất, chương trình ươm tạo được thiết kế riêng để phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của từng dự án, các gói dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp chuyên sâu, chương trình kết nối với doanh nghiệp lớn, chương trình liên kết hợp tác quốc tế, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và khơi dậy tinh thần doanh nhân thông qua các cuộc thi khởi nghiệp và các chương trình dành cho sinh viên.
Với tôn chỉ luôn lấy công nghệ Việt làm cốt lõi trong việc phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cùng với vị trí địa lý là hạt nhân trong khu Công nghệ cao, SHTP luôn nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nổi tiếng trên thế giới. Đó cũng chính là những yếu tố quan trọng và là nền tảng tạo ra lợi thế cạnh tranh đặc biệt của vườn ươm này.
II. Mô hình hoạt động:
SHTP tập trung vào 4 mũi nhọn gồm: (1) Vi điện tử – Công nghệ thông tin – Viễn thông; (2) Cơ khí chính xác – Tự động hóa; (3) Công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường; và (4) Năng lượng mới – Vật liệu mới – Công nghệ Nano. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững ở cả 4 lĩnh vực này, SHTP chú trọng 3 hoạt động chính, tạo thế vòng kiềng để làm nền tảng cho sự phát triển bền vững sau này. Các hoạt động chính bao gồm:
Hoạt động ươm tạo:
Hiện nay, SHTP không chỉ hỗ trợ ươm tạo các dự án thành các doanh nghiệp, mà còn hỗ trợ ươm tạo các sản phẩm công nghệ mới đến từ các doanh nghiệp đã hình thành và đang trong quá trình đổi mới sáng tạo.
Liên kết và cùng nhau xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo:
SHTP tập trung vào các hoạt động huấn luyện theo hướng thực hành và phát triển dự án. Đội ngũ giảng viên của SHTP không chỉ đến từ các viện, trường mà còn là các chuyên gia đến từ các doanh nghiệp và các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là những chuyên gia đến từ các doanh nghiệp ở trong khu công nghệ cao. Ngoài ra, SHTP cũng rất chú trọng việc liên kết, phối hợp với các viện, trường để tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp nhằm khơi gợi và giúp cho các bạn trẻ định hình hướng phát triển đúng đắn về khởi nghiệp dựa trên công nghệ trong thời gian tới. Có thể kể đến các cuộc thi tiêu biểu như: Soccerbot, Xamarin Crazy Hackathon, Location Tech Hackathon, New energy Hackathon, AI Hack,…
Chương trình là Open innovation:
Đây là chương trình kết nối tập đoàn với các doanh nghiệp, các startup. Hiện nay, chương trình đã nhận được sự đồng hành của rất nhiều doanh nghiệp và ngày càng có cơ sở để phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Không chỉ vậy, Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao còn có khả năng ươm tạo 50 dự án cùng lúc với đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết; xây dựng “Maker innovation space” với các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho các hoạt động kiểm thử, tạo sản phẩm mẫu; có showroom dành cho các sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; cung cấp phòng làm việc cho các doanh nghiệp ươm tạo; trang bị hệ thống phòng họp và hội nghị hiện đại; xây dựng không gian sinh hoạt chung và hội quán khởi nghiệp. Các dự án khởi nghiệp được xét duyệt tham gia chương trình ươm tạo tại vườn ươm sẽ trải qua quy trình ươm tạo từ 1-3 năm với các hoạt động hỗ trợ được thiết kế riêng, dựa trên lĩnh vực và mức độ phát triển của dự án.
III. Những thành công của SHTP:
Sau 16 năm hình thành và phát triển, SHTP đã đạt được những thành tựu nhất dịnh, từng bước khẳng định vị trí và vai trò của mình đối với hệ sinh thái khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Vào năm 2018, SHTP đã vinh dự được bình chọn là 1 trong 3 tổ chức ươm tạo tốt nhất (theo I-STAR). Đây chính là minh chứng rõ nhất cho quá trình nỗ lực và hoàn thiện không ngừng của toàn đội ngũ Khu Công nghệ cao SHTP.
Về thu hút đầu tư:
SHTP đã cấp chứng nhận đầu tư cho 156 dự án với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 7,136 tỷ đô la Mỹ, trong đó có 73 dự án đã đi vào hoạt động ổn định với tổng giá trị xuất khẩu lũy kế đạt khoảng 45,456 tỷ USD, đóng góp khoảng 94% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của Thành phố Hồ Chí Minh. Thống kê đầu tư theo quốc gia, vùng lãnh thổ cho thấy, SHTP là điểm đến lý tưởng của nhiều dự án và các tập đoàn công nghệ cao trên thế giới. Trong đó có thể kể đến số lượng lớn các nhà đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia như: Tập đoàn Intel (Hoa Kỳ – 1,04 tỷ USD); Tập đoàn Nidec (Nhật Bản – 296 triệu USD); Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc – 2 tỷ USD), Tập đoàn Nipro (Nhật Bản – 300 triệu USD),… cùng khoảng 60% số lượng dự án từ các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu phát triển công nghệ cao.
SHTP đã thành lập 5 phòng thí nghiệm, thu hút hơn 30 tiến sĩ, thạc sĩ làm việc tại các Phòng/ban của Khu Công nghệ cao. Ngoài ra, SHTP đã có hơn 40 bài báo khoa học đăng trên tạp chí Quốc tế ISI và trong nước; hơn 114 sở hữu trí tuệ được xác lập và 75% startup thương mại hoá thành công. Các doanh nghiệp ươm tạo tại vườn ươm cũng đạt nhiều giải thưởng đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước. Không chỉ vậy, toà nhà Vườn ươm cũng đã chính thức khánh thành và đi vào hoạt động từ năm 2019, với công suất ươm tạo đạt 50 dự án ươm tạo/năm và khoảng 100 dự án khởi nghiệp/năm.
IV. Những thách thức SHTP đã gặp phải:
Cho đến nay, vườn ươm SHTP đã ổn định cơ sở vật chất, cũng như đã xây dựng được một đội ngũ vận hành và chuyên gia có chuyên môn cao để thực thi các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp. Chính vì vậy, đối với SHTP, khó khăn lớn nhất hiện nay là cơ chế tài chính. SHTP là đơn vị của nhà nước, phải hoạt động theo luật ngân sách và các quy định của nhà nước. Điều này vô tình trở thành một nút thắt khá thách thức đối với vườn ươm trong quá trình vận hành hiện nay. Bên cạnh đó, ngày nay, hệ sinh thái cũng xuất hiện rất nhiều vườn ươm tư nhân, các vườn ươm từ các tổ chức trong và ngoài nước. Trước tình thế như vậy, SHTP phải định hình lại lợi thế cạnh tranh và tự vươn mình, nâng cấp hoạt động hỗ trợ nhiều hơn nữa để vượt qua những thách thức kể trên.
V. Vai trò của SHTP đối với hệ sinh thái:
Từ những ngày đầu, SHTP đã luôn định hình mình là một trung tâm đổi mới sáng tạo, nơi kết nối nguồn lực để các tổ chức cá nhân, trong và ngoài nước cùng nhau hướng đến một mục tiêu chung – thúc đẩy phát triển các dự án khởi nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ, trí tuệ của người Việt; hình thành nên những dự án, công ty về công nghệ có những sản phẩm đạt chất lượng tốt; thương mại hoá sản phẩm ở Việt Nam và cả thị trường quốc tế. Chính vì vậy, SHTP luôn không ngừng nỗ lực triển khai các nhiệm vụ để hiện thực hoá sứ mệnh được đặt ra. Như Thạc sĩ Trần Trí Dũng – Quản lý chương trình, Chương trình khởi nghiệp Thuỵ Sỹ (Swiss EP) đã nhận định, Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao (SHTP) là một minh chứng tiêu biểu cho nỗ lực của thành phố trong việc cung cấp các nguồn lực và cả chính sách hỗ trợ để thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trên thực tế, đã có rất nhiều dự án được đội ngũ SHTP hỗ trợ rất tận tình, định hướng đúng đắn và đạt được thành công, trong đó có thể kể đến những startup tiêu biểu như: Elinkgate, Ewater và Gần nhà.com. Theo Ông Nguyễn Xuân Hoàng – Founder & CEO Elinkgate, vườn ươm SHTP đã hỗ trợ Elinkgate rất nhiều trong việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ, giúp Elinkgate đăng ký thành công 3 sáng chế để trở thành doanh nghiệp công nghệ cao. Điều này góp phần rất lớn vào sự tăng trưởng doanh số vượt bậc trong năm 2022 của Elinkgate. Ngoài ra, vườn ươm còn giúp kết nối Elinkgate với các chương trình hỗ trợ để kêu gọi nguồn vốn ban đầu cho các hoạt động chế tạo và thử nghiệm những công nghệ của Elinkgate. Đó đều là những sự giúp đỡ rất giá trị. Không chỉ với Elinkgate, Ewater cũng nhận được rất nhiều sự hỗ trợ về tài chính và chuyên gia. Đặc biệt hơn, với uy tín của mình, SHTP đã giúp Ewater tiếp cận được rất nhiều khách hàng tiềm năng tại Việt Nam (theo Ông Lê Trung Hiếu – Founder & CTO Ewater). Còn đối với Gần nhà.com – một hệ sinh thái chuyển đổi số offline to online đã tham gia ươm tạo tại SHTP từ năm 2016, SHTP đã đồng hành cùng Gần nhà.com ngay từ những ngày đầu hình thành ý tưởng, giúp doanh nghiệp tiếp xúc dễ dàng hơn với các chuyên gia đầu ngành, cũng như tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển các sản phẩm prototype.
VI. Bài học kinh nghiệm từ SHTP:
SHTP tin rằng, vai trò của vườn ươm là hỗ trợ các dự án khởi nghiệp, hình thành nên doanh nghiệp; vì vậy, vườn ươm buộc phải có tư duy như một doanh nghiệp. Cũng tương tự như một doanh nghiệp, để đạt được sự phát triển bền vững, vườn ươm cần chú trọng vào những yếu tố rất đơn giản. Đầu tiên, vườn ươm phải xác định được lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy phát triển hơn nữa lợi thế cạnh tranh đó. Thứ hai, Vườn ươm phải không ngừng hoàn thiện để sản phẩm, dịch vụ ngày càng tốt hơn; các hoạt động thực thi marketing cũng phải thật hiệu quả. Không chỉ các vườn ươm nhà nước, các vườn ươm tư nhân cũng phải tư duy theo hướng như vậy thì mới có thể vượt qua khó khăn, tồn tại và phát triển trường tồn.
Các hoạt động của vườn ươm SHTP tập trung chuyên sâu vào mảng ươm tạo và tăng tốc. Đây cũng là những hợp phần mà hệ sinh thái đang thiếu và cần nguồn lực hỗ trợ. Thông qua bài viết về “Tổ chức ươm tạo hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam” lần này, DNES gửi đến bạn câu chuyện của SHTP với mong muốn đem lại góc nhìn toàn cảnh cho bạn đọc về hoạt động của một tổ chức ươm tạo tại Việt Nam luôn không ngừng nỗ lực để hỗ trợ các startup công nghệ mang thương hiệu Việt một cách toàn diện nhất.
Bạn có thể xem thêm video dưới đây để hiểu hơn về các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của SHTP:
THÔNG TIN CHUNG:
Series bài viết về các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam
Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2016, Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) đã trải qua gần 6 năm hình thành và phát triển. Từ một vườn ươm mang tính địa phương với quy mô hoạt động giới hạn, đến nay DNES đã tự khẳng định được bản thân và từng bước mở rộng phạm vi hoạt động. Với mục đích đem lại cho những nhà khởi nghiệp cái nhìn toàn cảnh nhất về hoạt động của một vườn ươm doanh nghiệp, từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm khởi nghiệp cho riêng mình.
DNES ra đời với sứ mệnh xây dựng và phát triển năng lực doanh nghiệp thông qua khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. “DNES là Vườn ươm Doanh nghiệp hợp tác công tư hoạt động theo định hướng phát triển bền vững; mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp ĐMST; định vị được thương hiệu DNES – là trung tâm ĐMST trên thị trường Khởi nghiệp quốc gia và quốc tế”.
Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng luôn hướng đến hai giá trị cốt lõi là ươm tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp và xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng.
Dù có nhiều hoạt động đa dạng, từ đào tạo, huấn luyện đến truyền thông, sự kiện, DNES vẫn luôn đặt ươm tạo (incubation) ở vị trí cốt lõi nhất. Ngay từ những ngày đầu, những người sáng lập đã định hình DNES trở thành một đơn vị kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Hoạt động trụ cột của Vườn ươm là ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp, cùng với đó là các hoạt động bổ trợ khác như: đào tạo, huấn luyện, không gian làm việc chung, truyền thông, sự kiện,… Chính mối quan hệ tương hỗ giữa hai nhóm hoạt động trên đã giúp DNES xây dựng được một cộng đồng khởi nghiệp mạnh. Từ đó tạo ra được một “màng lọc” nhiều tầng để lựa chọn được những startup tốt nhất vào chương trình ươm tạo.
Giá trị cốt lõi thứ hai mà DNES hướng đến là xây dựng một đội ngũ nhân lực chất lượng, đảm bảo tính kế thừa của các thế hệ kế cận. DNES nhận thức rõ rằng con người là nguồn tài nguyên quan trọng nhất. Do đó, DNES luôn quan tâm tới việc thực hiện các chương trình đào tạo, huấn luyện nội bộ cũng như tập huấn ở cả trong và ngoài nước cho đội ngũ nhân sự. Trong mọi hoạt động tập huấn, đào tạo, ngoài nhân sự kì cựu thì còn có sự tham gia của các nhân sự mới để đảm bảo tính kế thừa trong kiến thức, kỹ năng cũng như mối quan hệ với đối tác.
Bản thân DNES cũng là một doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhờ có sự hỗ trợ của chính quyền thành phố; sự tin tưởng và giao phó những cơ hội triển khai các dự án tiên phong về Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo; cùng với tâm huyết và sự nỗ lực của cả Ban lãnh đạo và nhân viên Công ty, DNES bước đầu đã xây dựng được thương hiệu là “Trung tâm đổi mới sáng tạo bên bờ biển”. Đó chính là giá trị của thương hiệu DNES.
Những kinh nghiệm khởi nghiệp trên được đúc kết sau một hành trình phát triển kéo dài hơn nửa thập kỷ. Với một doanh nghiệp như DNES, đó là quãng thời gian đầy thử thách, là giai đoạn quyết định cho sự tồn tại về sau. Trải qua bao nhiêu khó khăn, thách thức thì cũng bấy nhiêu kinh nghiệm, bài học mà DNES thu được, và DNES rất sẵn lòng để chia sẻ những điều này, vì một sự phát triển không ngừng của cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam.
THÔNG TIN CHUNG:
Chuỗi “6 video về tổ chức ươm tạo hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam” thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) do Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng – DNES hợp tác với Văn phòng Đề án 844 thực hiện.